Với đặc điểm địa chất và khí hậu của vùng nhiệt đới, Việt Nam tự hào có sản lượng trái cây lớn và đa dạng. Đặc biệt, chúng ta có nhiều loại hoa quả là thuần chủng hoặc lai tạo giống, mang đến nhiều trải nghiệm về sắc lẫn vị cho tất cả mọi người. Dưới đây là danh sách những loại hoa quả đặc sản 3 miền Việt Nam nổi tiếng nhất.
I. Hoa quả đặc sản miền Bắc
1. Vải thiều của vùng Thanh Hà – Hải Dương
Thanh Hà là huyện chiếm đến gần 50% diện tích trồng vải của toàn tỉnh Hải Dương bởi vùng đất này được bồi đắp rất nhiều phù sa màu mỡ của sông Thái Bình và sông Hồng nên những cây vải ở đây có vị thơm ngon vô cùng đặc biệt.
Vải thiều Thanh Hà là giống vải có vỏ mỏng, hạt nhỏ, cùi dày, vị ngọt lịm, màu sắc những trái vải chín cực kỳ đẹp, bắt mắt.
2. Nhãn lồng – Hưng Yên
Mặc dù nhãn lồng là loại trái cây quen thuộc, được trồng ở nhiều nơi trên khắp cả nước; nhưng nhãn lồng ở Hưng Yên lại có vị ngon ngọt đầy khác biệt. Từ thời xa xưa, trái của cây nhãn lồng ở chùa Hiến – Hưng Yên đã được sử dụng làm vật phẩm tiến vua. Điều này cũng cho thấy được chất lượng của nhãn lồng ở vùng này.
Khi có dịp đến với Hưng Yên vào mùa hoa nhãn nở bạn sẽ nghe được thoang thoảng trong gió mùi hương làm ngây ngất lòng người.
3. Mận Tam hoa ở Bắc Hà – Lào Cai
Mận Tam hoa có thể được xem là biểu tượng du lịch của vùng Bắc Hà – Lào Cai nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung. Vào mùa xuân, hoa mận nở trắng xóa một vùng; đến mùa hạ trái mận lại chín đỏ rực vô cùng đặc sắc.
Mận được trồng nhiều nhất ở các xã như Bản Phố, Thải Giàng Phố, Na Hối, Hoàng Thu Phố…
4. Cam sành – Hà Giang
Một loại trái cây khác rất được ưa chuộng và nổi tiếng ở khu vực miền Bắc đó chính là cam sành của Hà Giang. Cam sành Hà Giang nằm trong Top 10 sản phẩm, dịch vụ người tiêu dùng tin cậy (được chứng nhận bởi Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam).
5. Na dai (mãng cầu dai) Đồng Bành – Lạng Sơn
Na dai ở Đồng Bành (Lạng Sơn) đặc biệt hơn các vùng khác do yếu tố về thổ nhưỡng. Những quả na Đồng Bành thường rất to, có hương vị thơm ngon tuyệt hảo, được trồng trên các vách núi đá cao vút và vận chuyển bằng cách sử dụng cáp treo.
II. Hoa quả đặc trưng miền Trung
1. Nho đỏ – Ninh Thuận
Nho đỏ được trồng ở Ninh Thuận có hình cầu, trái nhỏ, vỏ mỏng, khi chín không đều màu (từ đỏ tươi đến đỏ sậm), bắp cầm ít rời rạc, khi ăn vào có vị hơi chua và chát. Loại nhỏ này có thể được sử dụng làm rượu với các lợi ích sức khỏe nổi bật như chống lão hóa, kháng virus, ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống ung thư…
2. Bơ sáp Đăk Lăk
Bơ sáp Đăk Lăk có vị thơm ngon, beo béo cùng giá trị dinh dưỡng cao. Những quả bơ khi chín sẽ có vỏ căng đẫy, hơi nhám, cầm chặt tay, phần thịt có màu vàng cực đẹp. Hình dạng quả bơ không quá tròn cũng không quá dài, hạt bơ to nhưng rất nhẹ, lúc bơ già cầm lắc nhẹ sẽ cảm giác được hạt bơ lăn tròn phía bên trong.
3. Thanh long ruột đỏ – Quảng Trị
Vùng đất Quảng Trị đặc biệt nổi tiếng với việc trồng cây thanh long, nhất là thanh long ruột đỏ. Giống thanh long này có màu sắc đẹp, vị ngọt thanh mát cùng giá trị dinh dưỡng cao nên rất được ưa chuộng ở trong nước và xuất khẩu.
4. Xoài tượng – Bình Định
Xoài tượng Bình Định trái rất to, thường có dạng bầu, màu vàng ươm khi chín, thịt xoài cứng, có mùi thơm ngát, vị ngọt lịm.
5. Dưa hấu ở Bình Sơn – Quảng Ngãi
Với đặc điểm địa lý được sông Trà Bồng bồi đắp và có đất cát trắng mịn, Bình Sơn – Quảng Ngãi là vùng trồng dưa hấu nổi tiếng của cả nước. Dưa hấu Bình Sơn có vỏ mỏng, vị ngọt cát, không chua. Những trái ngon nhất thường có vỏ nhẵn, đường vân rõ, có đốm vàng ở dưới đáy và cuống dưa khô héo.
III. Hoa quả đặc sản miền Nam
1. Cam xoàn Lai Vung – Đồng Tháp
Cam xoàn Lai Vung nổi tiếng có vỏ mỏng, lòng vàng óng, mọng nước, vị ngọt đậm, chứa nhiều vitamin C. Ăn nhiều cam giúp tăng cường sức đề kháng, thể lực, cấp đủ nước và làm đẹp da.
2. Chuối sáp – Bến Tre
Chuối sáp Bến Tre được biết đến với cách ăn khác biệt đó là luộc lên trước khi ăn. Bên trong loại quả này là một lớp ruột vàng óng, giòn dẻo như sáp (đúng với tên gọi của nó), ruột chuối có rãnh mật nhỏ đặc biệt tốt cho sức khỏe. Ngoài chuối sáp luộc thì ta có thể chế biến theo phương thức khác để thưởng thức món này đó là chuối sáp nướng, chuối sáp tẩm vị, chuối sáp nấu thịt ba chỉ…
3. Xoài tứ quý – Cần Thơ
Nếu như miền Trung có xoài tượng Bình Định thì miền Nam có xoài tứ quý Cần Thơ. Một trái xoài tứ quý có thể nặng đến 2kg – 3kg, vỏ mỏng, thịt xoài nhiều, vị chua chua ngọt ngọt.
Mặc dù, vỏ ngoài sần sùi, không được đẹp nhưng bên trong có màu vàng nghệ. Khi xoài còn xanh ăn sẽ giòn giòn, chua chua, ít xơ, nhiều bột; khi chín ăn mềm và ngọt hơn nhưng dễ bị bở, dập, không ngon như khi ăn quả xoài xanh.
4. Trái sake
Sake có vỏ màu xanh, da sần, vị bùi bùi, dẻo dẻo, thanh thanh. Hàm lượng axit amin trong sake khá cao, thường được dùng làm bánh hoặc đồ chiên. Đặc biệt, loại quả này có thể làm nguyên liệu trong món canh kiểm miền Tây mang đến hương vị đặc biệt khó quên.
5. Dừa sáp – Bến Tre
Dừa sáp là một trong những loại quả đặc sản của miền Tây Nam Bộ nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng. Dừa sáp có cùi dày cùng một lớp sáp đặc trưng, vị ngon ngọt rất lạ. Mỗi cây thường chỉ cho nhiều nhất là 2 – 3 trái nên mức giá của nó cũng khá cao.
6. Vú sữa lò rèn Vĩnh Kim – Tiền Giang
Loại vú sữa lò rèn Vĩnh Kim được trồng chuyên canh nhiều ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Những trái vú sữa này có đặc trưng vị ngọt thơm như sữa với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp giảm cân, cung cấp các dưỡng chất, vitamin thiết yếu…
7. Bưởi Đường Cam – Biên Hòa
Bưởi Đường Cam có vị ngọt ngọt chua chua (ngọt đậm, chua thanh thanh), múi bưởi mọng nước, dai giòn, để được lâu ngày. Một quả bưởi nặng khoảng 1kg thì hầu như đó là trọng lượng của những múi bưởi.
Ăn bưởi mang đến nhiều lợi ích tích cực như đẹp da, giữ dáng, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, nâng cao sức khỏe…
Trên đây, chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn những loại trái cây là đặc sản của cả 3 miền Bắc – Trung – Nam, hy vọng rằng đã giúp bạn biết thêm về sự phong phú của lĩnh vực nông sản Việt. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tìm hiểu các sản phẩm bánh kẹo đặc sản miền Tây thì có thể tham khảo tại huongvietmart.vn.